Chuyển đến nội dung chính

Chính thức rồi bà con ơi! Hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 30/8

 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Dự kiến, sẽ hoàn thành toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 30/6. Chúng ta cũng sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước 30/8.

Dự kiến hoàn thành sắp xếp cấp xã trước 30/6, sáp nhập cấp tỉnh trước 30/8- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy đạt kết quả tích cực

Phát biểu tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Đánh giá chung về kết quả thực hiện cải cách hành chính năm 2024 cũng như quý I/2025, công tác cải cách hành chính đã đạt được nhiều tiến bộ mới và ghi nhận một số đột phá đáng kể. Cụ thể:

Thứ nhất, về cải cách thể chế, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, đề cao chức năng kiến tạo, hỗ trợ bên cạnh chức năng quản lý của pháp luật và thúc đẩy phân cấp, phân quyền. Điều này được thể hiện rất rõ, và chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực trong năm 2024.

Thứ hai, về cải cách tổ chức bộ máy, đây thực sự là một cuộc cách mạng trong toàn hệ thống chính trị. Trong thời gian qua, hệ thống hành chính của chúng ta đã đạt được những kết quả rất tích cực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo.

Đối với các bộ và cơ quan ngang bộ, hiện nay chúng ta chỉ còn 17 bộ và cơ quan ngang bộ, đã giảm được 5 bộ và 3 cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời, tổ chức bên trong của các bộ và cơ quan ngang bộ đã được tinh gọn đáng kể.

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn với sắp xếp đơn vị hành chính, không để ách tắc công việc

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn với sắp xếp đơn vị hành chính, không để ách tắc công việcĐỌC NGAY

Cụ thể, đã giảm 13/13 tổng cục và tương đương, đạt tỉ lệ 100%; giảm 519 cục và tổ chức tương đương (giảm khoảng 77,6%); giảm 219 vụ và tương đương (giảm 54,1%); giảm 3.303 chi cục và tương đương (giảm khoảng 91,7%).

Đối với các địa phương, theo chỉ đạo chung của Chính phủ, 63 tỉnh và thành phố đã giảm 343 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đạt tỉ lệ 29%, cùng với 1.454 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (giảm 17,5%).

Cùng với đó, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng như chính quyền địa phương đã giảm rất rõ rệt.

Thứ ba, về chuyển đổi số và xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, thời gian vừa qua, vấn đề này được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm. Nhờ đó, chúng ta đã tạo được nền tảng cơ bản để thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số, cũng như xã hội số, công dân số và kinh tế số.

Tóm lại, có thể nói rằng trong năm 2024 và quý I/2025, chúng ta đã đạt được những kết quả rất toàn diện, nổi bật với ba điểm sáng đáng chú ý.

Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính trong năm 2024 vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Thứ nhất, công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai cải cách hành chính ở một số cơ quan, đơn vị còn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, cơ chế, chính sách pháp luật trong một số lĩnh vực còn thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến phân cấp, phân quyền. Mặc dù đã được chú trọng, nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Thứ ba, tình trạng chậm trễ trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính vẫn xảy ra ở một số bộ, ngành và địa phương trên một số lĩnh vực.

Thứ tư, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa rõ ràng. Đồng thời, việc đồng bộ, kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành vẫn chưa đạt được mục tiêu thông suốt, liên thông, đồng bộ và hiệu quả.

Đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật kiến tạo, phát triển và tăng trưởng

Về nhiệm vụ chính trị chung của Chính phủ năm 2025, đối với nhiệm vụ cải cách hành chính từ nay đến hết năm 2025, Tiểu ban Cải cách hành chính đề xuất tám nhiệm vụ cơ bản.

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể, thiết thực để đẩy mạnh nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2025 nhằm hoàn thành và vượt các chỉ tiêu của giai đoạn 2021-2025 trong Chương trình cải cách tổng thể hướng tới năm 2030.

Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thể chế để bảo đảm yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kiến tạo, phát triển và tăng trưởng; kịp thời việc phân cấp, phân quyền đáp ứng yêu cầu “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Tập trung tháo gỡ những nút thắt thể chế, trọng tâm là các thể chế đang gây lực cản cho tăng trưởng; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Vừa qua Quốc hội đã ban hành hai luật sửa đổi, gồm Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), trong đó quy định rất cụ thể và rõ ràng về phân cấp, phân quyền.

Quốc hội đã giao Chính phủ ban hành các nghị định để sửa đổi các luật chuyên ngành. Tuy nhiên, hiện nay, các luật chuyên ngành vẫn còn tình trạng chồng chéo, chưa đảm bảo mục tiêu phân cấp, phân quyền.

Ví dụ, có tới 177 luật chuyên ngành quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng, gây khó khăn trong việc thực hiện; 154 luật chuyên ngành quy định cụ thể các vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; và 92 luật chuyên ngành quy định thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Với hai luật sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, toàn bộ nhiệm vụ đã được giao cho Chính phủ để khẩn trương ban hành các nghị định, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong các luật chuyên ngành liên quan đến phân cấp, phân quyền.

Ngay sau đây, tất cả các bộ, ngành cần căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ để đẩy mạnh việc ban hành các nghị định thực hiện phân cấp, phân quyền. Cách thực hiện cần đúng với phương châm: Đảm bảo địa phương quyết định, địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm, đồng thời “cởi trói” cho cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quản lý và điều hành.

Tập trung triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính

Thứ ba, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025, đồng thời đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2026-2030.

Ngay sau đây, chúng tôi cũng sẽ hoàn thành việc xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 và Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của hành chính công.

Nội dung này sẽ được báo cáo với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, dự kiến đưa vào hội nghị định kỳ đầu tháng 4 của Chính phủ để công khai thông tin và báo cáo trước nhân dân.

Thứ tư, tập trung triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, chất lưỡng.

“Dự kiến, chúng ta sẽ hoàn thành toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 30/6 để đến ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã được vận hành theo tổ chức mới.

Chúng ta cũng sẽ tập trung hoàn thiện việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh hoàn thành trước ngày 30/8 để có thể thực hiện được ngay việc vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh bắt đầu từ ngày 01/09”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin.

Bộ trưởng cho biết quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”.

Đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách.

Do đó, Bộ Nội vụ rất mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ tất cả các bộ, ngành liên quan để kịp thời hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ quan trọng này một cách hiệu quả.

Rà soát, kiến nghị bãi bỏ các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết, không phù hợp

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính; rà soát, kiến nghị bãi bỏ các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết, không phù hợp; tăng cường nguyên tắc minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Đồng thời, tổ chức triển khai mở rộng thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại một số địa phương theo kế hoạch, và tiếp tục đẩy mạnh số hóa hồ sơ cũng như kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Thứ sáu, tăng cường thực thi pháp luật, kỷ cương hành chính; tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả các cơ chế, chính sách mới trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ bảy, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật để thúc đẩy tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa dịch vụ công.

Thứ tám, tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 03 ngày 9/1/2025 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia./.

Có thể bạn quan tâm

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đi công tác 1 tuần nên gửi con gái sang nhà ông nội nhưng hôm nào gọi về con cũng bảo sợ. Vừa xong việc tôi lập tức phi về đón ngay, bước vào nhà thì chết đứng khi thấy bố đang nằm trên sofa còn con gái tôi đang…

  Thấy tiếng người cười cười nói nói trong bếp, tôi lao vào xem thì bất ngờ. Tôi lấy chồng khá sớm, khi ấy mới 20 tuổi chưa có công ăn việc làm gì cả. Lấy chồng xong tôi sinh ngay 1 bé gái năm 21 tuổi và ở nhà chăm sóc con, cơm nước cho chồng suốt 3 năm liền. Trong khoảng thời gian ấy, tôi cũng khao khát được đi làm nhưng chồng không cho, anh nói một mình anh có thể gánh vác được kinh tế nên việc của người mẹ, người phụ nữ như tôi là chỉ cần an tâm ở nhà sinh đẻ và nuôi con. Vậy nên khi con lớn được 3 tuổi tôi sinh thêm 1 bé nữa để nuôi một thể. Cái gì cũng có cái giá của nó, trong khi tôi ngập đầu vào bỉm sữa, bếp núc, quần áo lúc nào cũng hôi rình, luộm thuộm thì chồng tôi bảnh bao, nước hoa thơm phức. Vậy nên chán nhau cũng là lẽ thường tình. Khi con lớn lên 5 tuổi cũng là lúc anh có người mới bên ngoài và về đòi ly hôn với tôi. Lúc đó trong người tôi không có một xu dính túi làm lại cuộc đời mới cảm thấy hối hận. Dẫu vậy thương con nhỏ còn bé quá mới chỉ 2 tuổi n...

Chính thức: Tạm biệt Hoàng Hường

  Trước những phát ngôn gây xúc phạm của bà Hoàng Thị Hường, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang vừa có văn bản đề nghị xử lý. Trước đó, nữ doanh nhân cũng từng gây tranh cãi trên mạng xã hội vì có nhiều phát ngôn không chuẩn mực. Mới đây, nữ doanh nhân Hoàng Hường (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoàng Hường) vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang đề nghị xem xét, xử lý vì có phát ngôn xúc phạm đến món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc. Nữ doanh nhân Hoàng Hường. Cụ thể, vào tháng 2/2023, bà Thào Thị Mua (trú tại xóm Chúng Pả A, xã Phó Cáo, huyện Đồng Văn, Hà Giang) đã làm đơn phản ánh về việc doanh nhân Hoàng Hường lên mạng xã hội livestream nói mèn mén là cám lợn, là món ăn giải nghiệp. Theo phản ánh của bà Mua, trong phiên livestream ngày 6/2/2023 trên Tiktok, bà Hường đã có những lời nói xúc phạm lớn đến nhân phẩm và danh dự những người dân bán hàng và làm dịch vụ hoa cho du khách thuê chụp ảnh tại dốc Thẩm Mã (Hà Giang), gọi họ là “những kẻ ăn xin”. Do đó,...

Bồ đến ngày sinh con trai, tôi rốt ráo báo vợ "Anh phải đi công tác đột xuất 5 ngày" rồi lao vào viện chăm sóc mẹ con cô ấy. Mẹ tròn con vuông, tôi nhẹ cả người, mừng rỡ vì đã có thằng "chống gậy" lúc về già. Sau 5 ngày chăm b/ồ, tôi mới trở về nhà nhưng giật mình thấy cỗ bàn linh đình, nhiều bạn bè, họ hàng bên nhà vợ đang đứng lố nhố trong sân. Vợ tôi làm cỗ gì mà sao không báo tôi?

    Tôi vừa ở bên nhân tình vừa cố gắng giữ trách nhiệm với gia đình. Sau đó, Linh có thai và muốn tôi có trách nhiệm với cô ấy. Tôi cũng không từ chối, nhẫn nại chăm sóc Linh suốt thời gian mang bầu. Tới ngày nhân tình đi đẻ, tôi nói dối với vợ là đi công tác để đến chăm sóc cô ấy.             Tôi biết mình là tên đàn ông tham lam, ích kỷ. Dù tôi đã có vợ con nhưng khi thấy người yêu cũ yếu đuối ngã vào lòng mình, tôi đã đánh mất lý trí. Tôi từng có mối tình sâu đậm với Linh nhưng không có cái kết đẹp, cả hai chia tay trong tiếc nuối. Chúng tôi lần lượt lập gia đình. Tôi lấy vợ và sinh được hai con xinh xắn. Tôi không yêu vợ nhiều như từng yêu Linh, nhưng tôi cũng có tình cảm dành cho vợ. Khi Linh ly hôn chồng rồi quay về tìm tôi, tôi đã mềm lòng trước dáng vẻ yếu đuối của cô ấy một thân một mình nuôi con. Nhưng tôi cũng không muốn ly hôn vợ, cô ấy luôn là người vợ tốt. Tôi dùng dằng giữa hai mối quan hệ. Tôi vừa ở bên nhân tình vừa cố gắng giữ t...

Nhận nuôi đứa cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ, tôi chật vật vì nhà cũng quá nghèo. Một nữ đại gia yêu cầu muốn nhận nuôi cháu tôi với giá 1 tỷ nhưng tôi từ chối. 1 hôm đang ăn cơm thì có người ập đến...

  Nhận nuôi đứa cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ, tôi chật vật vì nhà cũng quá nghèo. Một nữ đại gia yêu cầu muốn nhận nuôi cháu tôi với giá 1 tỷ nhưng tôi từ chối. 1 hôm đang ăn cơm thì có người ập đến… Vợ tôi mới sinh được 2 con đã bỏ nhà đi biệt tăm mấy tháng nay (vợ tôi sinh đôi). Tôi phát hiện vợ tôi đang ở với một người đàn ông ở tỉnh khác. Vợ bỏ đi không có trách nhiệm với con, tôi phải làm gì? – Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH Tôi và vợ có giấy đăng ký kết hôn và chưa ra tòa ly hôn. Tôi phải làm gì để vợ tôi phải có trách nhiệm với 2 con còn quá nhỏ? Một bạn đọc gửi câu hỏi tới  Tuổi Trẻ Online . – Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời: Theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, một trong những hành vi bị cấm là: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Trường hợp của gia đình anh là vợ chồng đã...

Hȏm пaү tȏι mớι Ьιết Һộp gιặt trȇп máү gιặt ƌược sử dụпg пҺư tҺế пàყ, Ьảo sao quầп áo gιặt kҺȏпg ƌủ sạcҺ

  Hȏm пaү tȏι mớι Ьιết Һộp gιặt trȇп máү gιặt ƌược sử dụпg пҺư tҺế пàყ, Ьảo sao quầп áo gιặt kҺȏпg ƌủ sạcҺ Trong ⱪhi nhiḕu người thích thú với sự tiện ʟợi mà máy giặt mang ʟại thì họ ʟại thường phàn nàn rằng quần áo giặt ⱪhȏng ᵭủ sạch, thậm chí còn có mùi ʟạ. Tuy nhiên, vấn ᵭḕ có thể ⱪhȏng nằm ở bản thȃn chiḗc máy giặt mà nằm ở cách chúng ta sử dụng nó. Trong ⱪhi nhiḕu người thích thú với sự tiện ʟợi mà máy giặt mang ʟại thì họ ʟại thường phàn nàn rằng quần áo giặt ⱪhȏng ᵭủ sạch, thậm chí còn có mùi ʟạ. Tuy nhiên, vấn ᵭḕ có thể ⱪhȏng nằm ở bản thȃn chiḗc máy giặt mà nằm ở cách chúng ta sử dụng nó. Hȏm nay, tȏi muṓn mách các bạn cách sử dụng máy giặt ᵭúng cách và cách vệ sinh hộp giặt thường xuyên ᵭể ᵭảm bảo quần áo ᵭược giặt sạch hơn và ít có mùi hȏi hơn. Đầu tiên, hãy tập trung vào việc vệ sinh hộp ᵭựng ᵭṑ giặt. Là một bộ phận quan trọng của máy giặt, hộp ᵭựng ᵭṑ giặt có nhiệm vụ chứa bột giặt và trộn bột giặt với quần áo trong quá trình giặt. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng,...